Như vậy, nếu như thời điểm cận Tết Nguyên đán, SH 2020 có lúc tăng mạnh lên đến 82,5 – 119,2 triệu đồng, chênh từ 11-23 triệu đồng so với giá hãng thì nay mẫu xe này đã “rớt”giá hơn 14 triệu đồng đối với bản 150 ABS. Dù vậy, mức giá này vẫn cao hơn giá đề xuất của hãng đến 9 triệu đồng.
Những mẫu xe khác như Honda Vision, SH Mode cũng giảm giá nhẹ từ 500.000- 3 triệu đồng, kèm quà tặng. Trong khi trước Tết, SH Mode đội 10 triệu, Honda Vision đội 5-6 triệu, Lead và Air Blade tăng ít hơn, khoảng 3-4 triệu.
Tình trạng đội giá thường chỉ diễn ra ở những mẫu xe ga bán chạy, dòng xe số của Honda tương tự trước Tết không có nhiều biến động.
“Giảm giá mạnh như vậy nhưng tại đại lý chúng tôi cũng như các đại lý khác cùng hệ thống lượng khách đến đại lý dường như không nhiều. Có thể do đang trong giai đoạn dịch virus Covid-19 nên hầu hết khách hàng gọi điện thoại dò hỏi giá nhiều hơn khiến việc tư vấn mua xe cho khách của chúng tôi cũng bị hạn chế hẳn”, chị Hà than thở.
Không có tình trạng chênh giá nhiều như đối thủ Honda, các mẫu xe Yamaha ổn định hơn ngay cả ở thời điểm cao điểm cận Tết. Tuy nhiên giá xe máy Yamaha cũng giảm mạnh sau Tết khi sức mua sụt giảm.
Trong khi đó, hầu hết các mẫu xe tay ga của Yamaha hiện đang phân phối như: Exciter, Janus, Grande… đều được đại lý giảm giá khoảng 500.000 – 1 triệu đồng so với trước Tết. Ngoài giảm trực tiếp vào giá xe, Yamaha còn tung chương trình tặng quà gần 3 triệu cho khách hàng mua xe ga FreeGo và Janus trong tháng 2.
![]() |
Xe ga Yamaha FreeGo và Janus nhận khuyến mại khủng trong tháng 2. |
Cũng giống như các đại lý Honda, ở một số đại lý Yamaha, lượng khách đến cũng giảm đáng kể. Anh Nguyễn Minh, nhân viên bán hàng của đại lý Yamaha trên đường Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội cho biết, nếu gần Tết mỗi ngày anh có thể bán được 2 – 3 xe thì nay có ngày không được 1 xe.
Khách hàng vẫn chưa “thỏa mãn”
Theo đánh giá của nhiều nhân viên bán xe, việc giảm giá xe máy sau Tết là tình trạng mùa vụ nhưng năm nay do ảnh hưởng từ dịch virus Covid-19, tâm lý người dùng hạn chế ra ngoài đã khiến cho tình hình kinh doanh thêm ảm đạm. Tình trạng này được dự đoán có thể kéo dài đến đầu hè vào khoảng tháng 4, tháng 5.
“Mọi năm tháng 1, tháng 2 cũng giảm giá xe nhưng cao nhất cũng chỉ đến 5-6 triệu đồng, chưa lần nào giảm sốc như bây giờ”, anh Nguyễn Bảo Ngọc, gần 3 năm làm nhân viên kinh doanh tại một đại lý Honda ở Hai Bà Trưng, Hà Nội nói.
Giá xe giảm mạnh là vậy nhưng trên thực tế có nhiều người tiêu dùng có phần chưa “thỏa mãn”. Anh Bùi Duy Song, một người tiêu dùng ở Hà Nội chia sẻ: "Tôi thấy giá vậy cũng chẳng phải giảm sâu. Đây là ít người mua thì các đại lý nâng giá ít so với giá niêm yết của nhà máy. Đội giá 30 chục triệu giờ giảm 10, 15 triệu thì có ăn nhằm gì. Bao giờ bán rẻ hơn giá nhà máy niêm yết thì mới gọi là giảm giá”.
![]() |
Xe giảm giá nhưng vẫn đội đến gần chục triệu so với giá đề xuất. |
Cũng cùng chung ý kiến với anh Song, anh Ngọc Linh ở Long Biên, Hà Nội cũng bày tỏ: "Giảm dưới giá đề xuất mới là giảm, chứ giảm mà còn đội giá cả chục triệu thì cũng như không thôi. Như tôi, cách đây 1 năm từng ý định mua xe Air Blade đen nhám 2018 giá đề xuất 41 triệu đồng. Trước tết 1 tháng đến Head hỏi báo giá 48,5 triệu. Mùng 6 Tết đến hỏi báo 52,5 triệu. Ngày 3/3 đến hỏi báo 48,5 triệu đồng. Giá kiểu này thì để chạy xe cũ cho đở phí tiền".
Có thể nói, biến động giá xe máy trên thị trường Việt được điều tiết bằng sức mua của khách hàng. Thực tế, doanh số bán hàng của hầu hết các hãng xe máy tiếp tục sụt giảm trong những tháng cuối năm.
Trước đó, giới chuyên môn cũng đưa ra dự báo nhu cầu về xe máy giai đoạn 2020-2024 sẽ tiếp tục giảm. Năm 2020, tổng cầu xe máy sẽ về khoảng 3,1 triệu xe; trong đó, các thành viên VAMM chỉ còn duy trì mức hơn 2,9 triệu xe, các năm tiếp theo sẽ giảm dần, còn 2,5 triệu xe vào 2024.
Chi Bảo
Tại khu vực Hà Nội, nhiều đại lý xe máy Honda, Yamaha đã bắt đầu mở bán sau Tết. Tuy nhiên, lượng khách đi xem và mua xe khá ít ỏi trong khi giá bán tại các đại lý đang giảm khá mạnh.
" alt=""/>Xe máy hot 'rớt' giá hơn chục triệu, khách vẫn chưa thỏa mãnSau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, cánh phóng viên nhìn thấy Harry Maguire di chuyển rất khó khăn.
HLV Solskjaer cũng thừa nhận, chàng trung vệ đắt giá nhất Thế giới có thể phải vắng mặt trận bán kết cúp Liên đoàn Anh gặp "hàng xóm" Man City vào tuần tới.
"Tôi không rõ tình trạng sức khỏe của Maguire ra sao. Trong hiệp một, cậu ấy đã bị đau và ban huấn luyện cũng tính đến chuyện rút ra sân.
Tuy nhiên, Harry Maguire vẫn nỗ lực thi đấu tiếp cho đến hết trận. Chúng tôi sẽ phải xem xét liệu mai cậu ta hồi phục thế nào. Hy vọng tình hình khả quan."
Hiện MU cũng đang thiếu hụt nhân sự dưới hàng phòng ngự khi ba cái tên khác là Axel Tuanzebe, Marcos Rojo và Eric Bailly chưa thể thi đấu vì chấn thương.
Nếu Maguire buộc phải ngồi ngoài, nhiều khả năng Phil Jones sẽ là người đá cặp cùng Victor Lindelof ở trung tâm hàng thủ.
Hòa Wolves, đoàn quân Solskjaer sẽ đá lại để xác định tấm vé vào vòng 4 FA Cup. MU phải căng sức chơi 8 trận trong vòng 25 ngày tới đây. Mật độ thi đấu cực kỳ dày đặc.
* An Nhi
" alt=""/>MU nhận tin dữ trước đại chiến với Man CityNgày nay, chip có mặt trong mọi thứ, từ máy chơi game, bàn chải đánh răng tới máy giặt, đồng hồ báo thức. Tuy nhiên, thế giới đang đối diện với khủng hoảng chip trầm trọng, chưa có dấu hiệu dừng lại.
Glenn O’Donnell, Phó Chủ tịch nghiên cứu tại hãng tư vấn Forrester, tin rằng tình trạng còn kéo dài tới 2023 do nhu cầu cao và nguồn cung tiếp tục căng thẳng. Ông dự báo nhu cầu máy tính cá nhân giảm nhẹ vào năm tới, trong khi các trung tâm dữ liệu sẽ mua nhiều chip hơn. Theo ông, kết hợp với tăng trưởng trong lĩnh vực điện toán đám mây và đào tiền ảo, nhu cầu chip sắp tới sẽ bùng nổ.
Còn theo Patrick Armstrong, Giám đốc CNTT Plurimi Investment Managers, khủng hoảng chip có thể kéo dài 18 tháng. Có quá nhiều hàng hóa cần đến chip như ô tô, điện thoại, IoT… Tất cả đều kết nối Internet. Ngành công nghiệp xe hơi bị ảnh hưởng nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.
Đầu tháng này, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC cho biết có thể bắt kịp nhu cầu xe hơi trong tháng 6. Tuy nhiên, ông Armstrong cho rằng điều đó quá tham vọng. Ford, BMW, Volkswagen đều nhấn mạnh họ gặp vấn đề nút thắt cổ chai trong sản xuất và không thể mua đủ chip cần thiết để chế tạo xe hơi.
Hãng nghiên cứu Gartner dự báo khủng hoảng chip còn tiếp diễn đến năm 2021, chưa kể giá chip cũng tăng. Nhà phân tích Alan Priestley nhận định tình hình có thể khá hơn với một vài lĩnh vực trong 6 tháng tới nhưng cũng có thể xuất hiện “hiệu ứng dây chuyền” sang năm 2022. Ngành bán dẫn đang làm mọi cách để tăng năng suất song cần có thời gian.
Thực tế, Intel tuyên bố dành 20 tỷ USD cho hai nhà máy sản xuất chip mới tại Arizona, Mỹ. Theo ông Priestley, phải mất 2 tới 3 năm các nhà máy này mới hoạt động nhưng nó sẽ đáp ứng nhu cầu tương lai.
Reinhard Ploss, CEO nhà sản xuất chip Infineon của Đức, tuần trước khẳng định “rõ ràng cần thời gian” cho tới khi cân bằng cung cầu.
Theo Wenzhe Zhao, Giám đốc Chiến lược và kinh tế toàn cầu của Credit Suisse, khủng hoảng chip gần đây khuyến khích dự trữ hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng, dẫn đến khoảng cách cung – cầu càng nới rộng. Ông cho rằng không thể làm gì nhiều để giải quyết tình trạng hiện nay ngoại trừ điều chỉnh lượng đơn đặt hàng, lịch trình sản xuất và giá cả.
Du Lam (Theo CNBC)
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc sản xuất chất bán dẫn, đặc biệt là các chất bán dẫn với tiến trình công nghệ tiên tiến.
" alt=""/>Khủng hoảng chip có thể kéo dài tới 2023